5 kỹ thuật làm hộp giấy ấn tượng nhất

Khi cầm trên tay một chiếc hộp giấy, có bao giờ bạn tự hỏi chúng đã được sản xuất như thế nào trước khi trở thành những bao bì xinh xắn gói đựng sản phẩm?

Chỉ tính riêng giai đoạn gia công thành phẩm – sau khi in vỏ hộp bao bì – một hộp giấy cần trải qua ít nhất 3 bước như bồi, cấn bế, gấp dán…cơ bản để thành phẩm. Ngoài ra, nhà sản xuất còn sử dụng thêm các kỹ thuật gia công khác giúp tăng tính thẩm mỹ, độ bền của hộp giấy như ép kim, ép nhũ, cán màng, dập chìm dập nổi…

1. Ép kim – Dành cho các hộp giấy cao cấp

Trong quá trình làm hộp giấy, nếu bạn muốn nhấn mạnh phần logo, biểu tượng, phần chữ, hình ảnh trên bề mặt sản phẩm thì sử dụng kỹ thuật ép kim là một lựa chọn sáng suốt.

Để ép kim logo hay hay thiệp cưới, phải tạo một khuôn bằng nhôm có khắc phần logo hay các dòng chữ (đặc biệt các dòng chữ phải là bảng âm ngược lại) sau đó định vị hoặc dán lên vị trí bảng nhiệt, bảng nhiệt phải có nhiệt độ 70 đến 100 độ C, tùy vào loại nhũ kim mà có loại nhiệt phù hợp.

ép kim hộp giấy
Ép kim là một trong những kỹ thuật gia công sau in đem đến sự sang trọng, cao cấp cho bề mặt sản phẩm.

Sau đó, trải qua một lớp nhũ kim rồi dùng lực ép xuống khoản vài giây tùy vào loại nhũ và vật liệu khác nhau mà thời gian nhanh hay chậm.

Các màu ép kim rất đa dạng như vàng, bạc, xanh, đỏ… Phổ biến nhất vẫn là ép kim nhũ vàng và nhũ bạc. Kỹ thuật ép kim thường được sử dụng trên các loại hộp giấy cao cấp.

2. Cán màng – Gia tăng độ bền cho hộp giấy

Khi thành phẩm hộp giấy hoàn thành, để giữ cho màu sắc luôn sống động, sắc nét, mực in được rõ ràng, giữ cho chất lượng hộp giấy bền bỉ trong thời gian dài thì lớp giấy in cần được cán qua lớp màng bảo vệ.

Có nhiều phương pháp cán màng khác nhau như cán màng mờ, cán bóng tùy vào nhu cầu và mục đích của khách hàng. Một lớp màng nhựa (PE, PP) được cán/ép lên bề mặt tờ in (1 hoặc 2 mặt) nhằm bảo vệ bề mặt khỏi trầy xước & tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Màng mờ là loại màng khi cán lên giấy có độ mịn ở bề mặt, trong suốt nhưng không bắt sáng và phản chiếu ánh sáng. Màng mờ tạo cho ấn phẩm vẻ đẹp trang trọng, thích hợp với các ấn phẩm bìa sách, catalogues, thiệp… Hình ảnh trên ấn phẩm sao khi cán màng mờ vẫn giữ được sự sắc nét, màu sắc có hơi sẫm hơn.

cán màng hộp giấy
Cán màng vừa bảo vệ bề mặt, vừa tạo ra sự cao cấp cho các sản phẩm hộp giấy

Màng bóng là loại màng khi cán lên giấy có độ trơn láng, sáng bóng, bắt sáng tốt. Ẩn phẩm được cán màng bóng làm tăng thêm vẽ nổi bật, bắt mắt, thích hợp ứng dụng trong các dạng túi giấy, hộp giấy,  nhãn decal…

cán màng bóng hộp giấy

Trên thực tế, giữa một thành phẩm hộp giấy không cán màng và cán màng, rõ ràng các loại hộp được cán màng sẽ đẹp hơn, sang trọng hơn và đẳng cấp hơn.

3. Dập chìm, dập nổi – Tăng tính sinh động cho hộp giấy

Phương pháp in hộp giấy như kỹ thuật dập chìm, dập nổi rất thích hợp với giấy mỹ thuật và các loại giấy có độ xốp cao.

Dập chìm dập nổi giúp nhấn mạnh các họa tiết, chi tiết trên bề mặt sản phẩm hộp giấy

Nhà in sẽ tiến hành dập, cán các hoa văn chìm nổi trên giấy để tạo điểm nhấn, tạo chiều sâu và điểm nhấn riêng. Kỹ thuật này giúp gia tăng tính thẩm mỹ, sinh động và nhấn mạnh những phần quan trọng trên bề mặt hộp giấy.

4. Phủ UV – Đem lại sự tinh tế cho ấn phẩm hộp giấy

Với phương pháp này, các kỹ thuật viên in ấn sẽ phủ lên bề mặt hộp giấy một lớp màng mực UV. Các thành phẩm dưới tác động của ánh sáng sẽ trở nên bắt mắt hơn hẳn. Thông thường, cán toàn phần và cán UV từng phần là hai kiểu phủ UV phổ biến nhất trong in hộp giấy.

So với cán màng bóng thì phủ UV giúp tập trung vào các chi tiết cần được nhấn mạnh

Phương pháp phủ UV hộp giấy được chia thành 2 loại:

  • UV toàn phần là tráng phủ toàn bộ tờ in, mục đích làm tăng độ bóng, chống trầy xước,… Trong trường hợp này, UV sử dụng loại UV Varnish.
  • UV từng phần, phủ UV định hình, UV cục bộ là chỉ tráng phủ những vùng nào cần hiệu ứng UV mà thôi, ví dụ như hiệu ứng in nổi, sần sùi, nhám như cát,…. hoặc khi bạn in trên bề mặt hộp giấy, trên đó có hình một chiếc xe hơi, và bạn chỉ phủ UV lên hình chiếc xe đó thôi thì gọi là phủ UV cục bộ (UV từng phần).

5. Cấn bế – Linh hoạt theo hình dáng hộp giấy

Để tạo nên các sản phẩm hộp giấy có hình dáng đặc biệt dựa theo mong muốn, đội ngũ chuyên viên in ấn sẽ làm khuôn để bế thành phẩm theo yêu cầu từ khách hàng.

Đây là một trong những phương pháp in ấn được ứng dụng phổ biến trong in bao bì hộp giấy, tờ gấp, menu,…

Kỹ thuật gia công hộp giấy sau in
Cấn bế là những kỹ thuật cơ bản trong gia công hộp giấy sau in, tạo ra những sản phẩm bao bì đa dạng theo nhu cầu

Xem thêm: Vì sao nên in hộp giấy bằng phương pháp in offset?

Bao bì Biên Hòa chuyên cung cấp các giải pháp in ấn và sản xuất bao bì giấy giá rẻ, chất lượng đảm bảo tại khu vực Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và giao hàng trên toàn quốc.

BAO BÌ BIÊN HÒA

Hotline : 077 8878 222

Email: info@baobibienhoa.vn

Tư vấn in
Tin tức
Copyright SeoWebDangCap
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline